A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NĂM 2021

Hãy cũng chung tay nói không với bạo lực học đường 

​​​​​​BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHÔNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2021

 

 

 Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

 

1. Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).

2. Bạo lực học đường hiện nay diễn ra như thế nào

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các trường học khác mà ngay trong trường chúng ta đã sảy ra rồi, không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

 

 

3. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

     Gây ra những hậu quả ngiêm trọng về thể xác. Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực về ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, suy sụp... sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

* Ảnh hưởng đến gia đình.

     Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

     Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở lên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an bao trùm.

     Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an đến phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lành mạnh trong sáng.

* Ảnh hưởng đến xã hội

    Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có  những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

     Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự duy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

4. Cách phòng tránh bạo lực học đường.

* Đối với học sinh

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo

- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực

- Học cách kiềm chế cảm súc..........

* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục

- Tích cực hoàn thiện bộ rền luyện kĩ năng sống và đưa bộ môn dạy kĩ năng sống vào nhà trường

- Tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

* Đối với gia đình

- Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái.

- Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

* Đối với giáo viên

- Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia kĩ năng sống.

- Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.

- Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

- Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

 

 

 


 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 5
Tháng trước : 323